Soạn Ngữ Văn 10 (ngắn gọn) - Soạn bài tập SGK Ngữ Văn 10 - Để học tốt Ngữ Văn 10 - Soạn bài tập trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10
Ngữ Văn 10 tiếp tục tinh thần tích hợp ở Trung học cơ sở. Gồm ba phần: Phần văn, phần tiếng Việt và phần làm văn. Ngoài phương diện văn hóa của văn bản văn chương, Ngữ Văn 10 cung cấp thêm những hiểu biết về nhiều phương diện của đời sống. Chú trọng thêm các văn bản nghị luận xã hội và các văn bản nhật dụng Hướng dẫn soạn văn 10 – Soạn bài tập - SGK Ngữ văn 10. Nhằm cung cấp một nguồn tài liệu giúp học sinh học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10, chúng tôi mang đến cho các bạn bài soạn ngắn gọn, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 . Chúc các bạn học tập tốt, nếu cần hỗ trợ, vui lòng gửi email về địa chỉ: support@chuabaitap.com
Mục lục Soạn văn lớp 10 (ngắn gọn)
Soạn văn lớp 10 Tập 1
Tuần 1 SGK Ngữ văn 10
Tổng quan văn học Việt Nam
Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn : văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết Việt Nam gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát triển qua ba thời kỳ, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.
Học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mỹ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết) nhằm thực hiện mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động ...
Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình : tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố : nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
Tuần 2 SGK Ngữ văn 10
Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể, tồn tại dưới hình thức truyền miệng Thông qua diễn xướng. Trong quá trình lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian được tập thể không ngừng hoàn thiện. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Văn học dân gian có nhiều giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, cần được trân trọng và phát huy.
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Tiếp theo)
Luyện tập về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ .
Văn bản
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn và có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng một hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định.
Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau :
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí...).
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch...).
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (sách giáo khoa, tài liệu học tập, bài báo khoa học, luận văn, luận án, công trình nghiên cứu,...).
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết, quyết định, luật,...).
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (bài bình luận, lời kêu gọi, bài kịch, tuyên ngôn,...).
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, bài phóng sự, bài phỏng vấn, tiểu phẩm,...)
Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (Hoặc một tác phẩm văn học)
Viết bài làm văn số 1về Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (Hoặc một tác phẩm văn học)
Tuần 3 SGK Ngữ văn 10
Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
Trong danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc - đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao là những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi.
Văn bản (tiếp theo)
Phần luyện tập về văn bản.
Tuần 4 SGK Ngữ văn 10
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
"Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà nước, giữa cá nhân với cộng đồng.Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu trong truyện cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian.
Lập dàn ý bài văn tự sự
Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.Dàn ý chung:
Mở bài: giới thiệu câu chuyện.
Thân bài: Những sự việc chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
Kết bài: Kết thúc câu chuyện.
Muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lý.
Tuần 5 SGK Ngữ văn 10
Uy-lít-xơ trở về ( trích Ô-đi-xê - sử thi Hi Lạp)
Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, với nghệ thuật kể chuyện và chọn chi tiết đặc sắc, Hô-me-rơ đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.
Tuần 6 SGK Ngữ văn 10
Ra-ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na - sử thi Ấn Độ)
Chương "Ra-ma buộc tội" đặt các nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với yêu quỷ giành lại người vợ yêu quý nhưng cũng dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lý tưởng xứng đáng với Ra-ma, Xi-ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thủy chung.
Chọn sự việc, chi tiêt tiêu biểu trong bài văn tự sự
Để viết một bài văn tự sự, cần lựa chọn được các sự việc, chi tiết tiêu biểu. Để sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.
Tuần 7 SGK Ngữ văn 10
Tấm Cám
Sự biến hóa của Tấm đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác. Mâu thuẫn và xung đột trong truyện phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ. Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: Từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.
Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ. Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng,tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc khách quan gieo vào trong tâm trí của mình.
Tuần 8 SGK Ngữ văn 10
Tam đại con gà
Cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ. Nghệ thuật gây cười của truyện được khai thác từ mâu thuẫn trái tự nhiên này.
Nhưng nó phải bằng hai mày (Truyện cười)
Bằng sự kết hợp lời nói với cử chỉ, lối chơi chữ độc đáo truyện đã vạch trần lối xử kiện vì tiền của quan lại. Người lao động trong trường hợp này cũng lâm vào tình cảnh bi hài, vừa đáng thương, vừa đáng trách.
Viết bài làm văn số 2: Văn tự sự
Viết bài văn số 2 về văn tự sự.
Tuần 9 SGK Ngữ văn 10
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của con người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những đặc điểm về hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp, về các phương tiện cơ bản và các yếu tố hỗ trợ, về từ ngữ và câu văn. Vì thế cần nói và viết cho phù hợp với các đặc điểm riêng đó.
Tuần 10 SGK Ngữ văn 10
Ca dao hài hước
Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao - tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào và tiếng cười châm biếm, phê phán - thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lý nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của con người bình dân.
Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu -truyện thơ dân tộc Thái)
"Lời tiễn dặn"- truyện thơ dân tộc thái đã kể lại câu chuyện tình yêu- hôn nhân của vợ chồng từ thời thơ ấu, khi yêu nhau sâu đậm nhưng không thuộc về nhau. chàng trai trong câu chuyện miêu tả tâm trạng tiến cô gái lấy chồng và phải chứng kiến cảnh người chồng đánh đập.
Luyện tập viết đoạn văn tự sự
Có nhiều loại đoạn văn trong văn bản tự sự. Đoạn mở bài giới thiệu câu chuyện; các đoạn thân bài kể lại diễn biến các sự việc; đoạn kết bài kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng đối với suy nghĩ, cảm xúc của người đọc, người nghe. Để viết đoạn văn tự sự, cần hình dung sự việc xảy ra như thế nào rồi lần lượt kể lại diễn biến của nó; chú ý sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc, chặt chẽ.
Tuần 11 SGK Ngữ văn 10
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam.
Tuần 12 SGK Ngữ văn 10
Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX được gọi là văn học trung đại, gồm hai thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, phát triển qua bốn giai đoạn. Những đặc điểm lớn về nội dung là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật là tính quy phạm, tính trang nhã; vừa tiếp thu tinh hoa văn học nước ngoài, vừa sáng tạo những giá trị văn học mới mang bản sắc dân tộc.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,... đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống. Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể hiện ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.
Tuần 13 SGK Ngữ văn 10
Tỏ lòng
"Tỏ lòng" là bài thơ đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lý tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. Câu thơ lục ngôn cuối bài ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ.
Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính)
Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó. Bản tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc. Khi tóm tắt, cần: Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính; Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó. Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc.
Viết bài làm văn số 3 (Văn tự sự)
Viết bài làm văn số 3 (Văn tự sự)
Tuần 14 SGK Ngữ văn 10
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày. Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể.
Soạn bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)
Bài thơ " Đọc Tiểu Thanh kí" thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: Xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.
Tuần 15 SGK Ngữ văn 10
Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Vận nước (Quốc tộ)
" Vận nước" của thiền sư Pháp Thuận là bài thơ trả lời Lê Đại Hành hỏi về vận nước.
Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng)
"Cáo bệnh, bảo mọi người" của thiền sư Mãn Giác là bài thơ nói lên quy luật của cuộc sống con người và thể hiện niềm tiếc nuối, lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan về đời của tác giả.
Hứng trở về (Quy hứng)
Hứng trở về (Quy hứng) của Nguyễn Trung Ngạn thể hiện nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc dù bình dị, dân dã nhưng xúc động lòng người.
Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
Với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm, bài thơ thể hiện tình bạn sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ lớn thời Thịnh Đường. Thời đại nào tình bạn cũng rất đáng trân trọng.
Tuần 16 SGK Ngữ văn 10
Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)
Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Nghệ thuật thơ Đường ở đây đã đạt tới trình độ mẫu mực.
Trình bày một vấn đề
Kĩ năng trình bày một vấn đề là một kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống. Trước khi trình bày, cần tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâmlý, sở thích của người nghe; lựa chọn nội dung và lập dàn ý cho bài trình bày. Các bước trình bày thường theo thứ tự: Chào hỏi, tự giới thiệu, lần lượt trình bày các nội dung đã định, kết thúc và cảm ơn.
Để trình bày đạt hiệu quả, cần đảm bảo các yêu cầu của giao tiếp khẩu ngữ về nội dung, âm thanh lời nói, cử chỉ, điệu bộ.
Trả bài tập làm văn số 3
Trả bài tập làm văn số 3
Tuần 17 SGK Ngữ văn 10
Lập kế hoạch cá nhân
Ngoài lập tiêu đề, bản kế hoạch cá nhân thường có hai phần. Phần I nêu họ tên, nơi làm việc,học tập của người viết. Phần II nêu nội dung công việc cần làm, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả đạt được. Lời văn cần ngắn gọn, cần thiết có thể kẻ bảng.
Thơ hai - cư của Ba-sô
Thơ hai - cư của Ba-Sô thể hiện tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô, niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đầy đẹp đẽ; tác giả còn thể hiện tình cảm với mẹ, em bé bị bỏ rơi; về khát vọng được sống; về sự tương giao của sự vật hiện tượng trong vũ trụ.
Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu)
Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu) là bài thơ hay nhất thời Đường thể hiện nỗi buồn của Thôi Hiệu.
Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán)
Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán) thể hiện tâm trạng hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu của người khuê phụ.
Khe chim kêu (Điểu minh giản)
Khe chim kêu (Điểu minh giản) của Vương Duy thể hiện cảnh đêm xuân trong cảm nhận của thi sĩ.
Tuần 18 SGK Ngữ văn 10
Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
Khi viết bài văn thuyết minh, có thể lựa chọn nhiều hình thức kết cấu khác nhau:
Theo trình tự thời gian: Trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.
Theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó.
Theo trình tự Lô gic: Trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau ( nguyên nhân- kết quả, chung- riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,..
Theo trình tự hỗn hợp: Trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.
Lập dàn ý bài văn thuyết minh
Để việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt, cần phải: Nắm vững các kiến thức về dàn ý và kĩ năng lập dàn ý ; có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh.; Tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thống hợp lý, chặt chẽ.
Soạn văn lớp 10 Tập 2
Tuần 19 SGK Ngữ văn 10
Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng phải chịu những oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến. Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc.
Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh
Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh
Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh
Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh
Tuần 20 SGK Ngữ văn 10
Đại cáo bình Ngô (tiếp theo)
Với nghệ thuật tài tình, với cảm hứng trữ tình sâu sắc, "Đại cáo bình Ngô" tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng "Thiên cổ hùng văn" của dân tộc ta.
Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Văn bản thuyết minh cần phải chuẩn xác. Để đảm bảo yêu cầu này, những tri thức trong văn bản phải có tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy. có thế mới thật sự có ích cho người đọc, người nghe. Văn bản thuyết minh cần phải hấp dẫn người đọc, người nghe. Muốn thế cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể, và câu văn phải biến hóa linh hoạt. Những sự tích, những truyền thuyết thích hợp cũng làm cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn và sâu sắc.
Tuần 21 SGK Ngữ văn 10
Tựa
Bằng nghệ nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lời lẽ thiết tha, "Trích diễm thi tập" thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
''Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" của Trần Nhân Tông đã đề cao vai trò của hiền tài đối với đất nước là vô cùng quan trọng.
Khái quát lịch sử tiếng Việt
Lịch sử tiếng Việt gắn bó với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn-Khmer và có quan hệ gần gũi với tiếng Mường. Qua hàng ngàn năm phát triển, tiếng Việt ngày càng trở nên phong phú, tinh tế, uyển chuyển, có đầy đủ khả năng đảm đương vai trò ngôn ngữ quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chữ Nôm là một thành quả văn hóa lớn lao, biểu hiện ý thức độc lập tự chủ cao của dân tộc và là phương tiện sáng tạo nên một nền văn học chữ Nôm ưu tú, nhưng do có nhiều hạn chế nên đã được thay thế bằng chữ quốc ngữ, một hệ thống chữ viết ưu việt, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước ta.
Tuần 22 SGK Ngữ văn 10
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, với những chi tiết chọn lọc và xúc động, đoạn trích khắc họa đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một nhân cách vĩ đại, bất tử trong lòng dân tộc.
Tuần 23 SGK Ngữ văn 10
Thái sư Trần Thủ Độ
"Thái sư Trần Thủ Độ'' của Ngô Sĩ Liên đã cho thấy nét đẹp trong tính cách của nhân vật Trần Thủ Độ thật đáng kính.
Phương pháp thuyết minh
Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả, người làm bài phải nắm bắt được phương pháp thuyết minh. Những phương pháp thuyết minh thường gặp là: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt kê, giảng giải nguyên nhân-kết quả, nêu ví dụ..
Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc: Không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc, người nghe tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.
Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh
Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh
Tuần 24 SGK Ngữ văn 10
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
"Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên" đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt; đồng thời thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà. Bằng nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, nhân vật được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính, truyện đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
Để có thể viết tốt một đoạn văn thuyết minh, cần phải:
Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.
Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn.
Sắp xếp hợp lý các tri thức đó theo một thứ tự rõ ràng, rành mạch.
Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể sinh động, hấp dẫn.
Tuần 25 SGK Ngữ văn 10
Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
- Về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm theo âm thanh chuẩn tiếng Việt, cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung;
- Về từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa , với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
- Về ngữ pháp, cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nữa các câu trong đoạn văn và văn bản được liên kết chặt chẽ tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất. Về phong cách ngôn ngữ, cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
Khi nói và khi viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực của nó, mà còn cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
Tóm tắt văn bản thuyết minh
Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm hiểu và nắm được nội dung chính của văn bản đó. Bản tóm tắt phải rõ ràng chính xác so với nội dung của văn bản gốc. Muốn tóm tắt văn bản thuyết minh, cần xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt; đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; Tìm bố cục của văn bản. Từ đó, viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.
Tuần 26 SGK Ngữ văn 10
Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)
Linh hồn đoạn văn thâu tóm trong hồi trống. Đó là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ. Kết nghĩa anh em, bạn bè,...Phải nhằm mục đích trong sáng, cao cả thì mới vững bền.
Đọc thêm: Tào tháo uống rượu luận anh hùng (trích hồi 21 - Tam quốc diễn nghĩa)
"Tào tháo uống rượu luận anh hùng (trích hồi 21 - Tam quốc diễn nghĩa)" của La Quán Trung Trung là cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất.
Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học
Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học
Tuần 27 SGK Ngữ Văn 10
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)
Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
Lập dàn ý bài văn nghị luận
Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo trình tự hợp lý, có trọng tâm. Dàn ý bài văn nghị luận gồm ba phần: Mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề), thân bài ( triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ) và kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).
Tuần 28 SGK Ngữ Văn 10
Truyện Kiều
Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của văn học Việt Nam trung đại. Ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, xứng đáng được gọi là thiên tài văn học.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mỹ.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: Tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.
Tuần 29 SGK Ngữ Văn 10
Truyện Kiều (tiếp theo - Trao duyên)
Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều, đồng thời cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.
Truyện Kiều (tiếp theo - Nỗi thương mình)
Thương thân xót phận và ý thức cao về nhân cách là chủ đề của đoạn trích. Tác giả đã sử dụng một cách tập trung nghệ thuật đối xứng để làm nổi bật chủ đề đó.
Lập luận trong văn nghị luận
Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận nào đó mà người nói, người viết muốn đạt tới. Để xây dựng lập luận trong văn bản nghị luận, cần xác định được luận điểm chính xác minh bạch; tìm các luận cứ thuyết phục và vận dụng các phương pháp lập luận hợp lý.
Tuần 30 SGK Ngữ Văn 10
Truyện Kiều (tiếp theo - Chí khí anh hùng)
Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả.
Truyện Kiều (tiếp theo - Đọc thêm : Thề nguyền)
"Thề nguyền" là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng sáng tạo .
Tuần 31 SGK Ngữ Văn 10
Văn bản văn học
Ngày nay một văn bản được coi là văn bản văn học khi:
Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người;
Ngôn từ có nhiều tìm tòi sáng tạo, có tính hình tượng, có hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.
Được viết theo một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mỹ riêng: truyện, kịch, thơ...
Văn bản văn học mang nhiều tầng lớp: Ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. Đi sâu vào các tầng lớp: Ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. Đi sâu vào các tầng lớp đó ta mới hiểu được văn bản văn học.
Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
Tuần 32 SGK Ngữ Văn 10
Nội dung và hình thức của văn bản văn học
Nội dung và hình thức của một văn bản văn học là hai mặt không thể chia tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định. Và bất kì hình thức nhất định. và bất kì hình thức nào cũng mang một nội dung ,... các khái niệm thường được coi thuộc về mặt nội dung là đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật. Các khái niệm thường được coi thuộc về mặt hình thức là ngôn từ, kết cấu và thể loại. Sự hài hòa giữa nội dung và tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mỹ là phẩm chất của các văn bản văn học ưu tú.
Các thao tác nghị luận
Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận. Phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh là những thao tác văn chương gặp trong hoạt động nghị luận. Mỗi thao tác đều có ưu thế riêng và hạn chế riêng. Người nghị luận cần nắm rõ các ưu thế và hạn chế đó để có thể vận dụng những thao tác thích hợp, bảo đảm cho hoạt động nghị luận đạt hiệu quả cao.
Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở nhà) - Ngữ văn 10 kì 2
Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận
Tuần 33 SGK Ngữ Văn 10
Ôn tập phần Tiếng Việt - Ngữ văn 10 tập 2
Ôn tập phần Tiếng Việt
Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
Viết quảng cáo
Văn bản quảng cáo là loại văn bản thông tin, thuyết phục khách hàng về chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi,...của sản phẩm, dịch vụ do đó thích mua hàng và sử dụng dịch vụ đó. Văn bản quảng cáo cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mỹ tục. Để viết văn bản quảng cáo cần chọn được nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ rồi trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối.
Tuần 34 SGK Ngữ Văn 10
Tổng kết phần Văn học - Ngữ văn 10 tập 2
Tổng kết phần Văn học
Tuần 35 SGK Ngữ Văn 10
Ôn tập phần Làm văn - Ngữ văn 10 tập 2
Ôn tập phần Làm văn
+ Mở rộng xem đầy đủ