Ngữ Văn 9, trong ba phân môn, văn học chiếm 81 tiết và sẽ tiếp tục học phần văn học trung đại với một số đoạn trích văn xuôi và tiểu thuyết có nội dung phong phú hơn trong "Truyền kì mạn lục", "Vũ trung tùy bút" hồi thứ mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí và lần đầu tiên được học thể loại truyện thơ qua hai tác phẩm tiêu biểu là ''Truyện Kiều" và "Truyện Lục Vân Tiên", ngoài ra trong chương trình ngữ văn 9 còn đem đến một số tác phẩm hiện đại: Văn học Việt Nam cũng như văn học nước ngoài; thơ; văn xuôi cũng như kịch; văn chương nghị luận cũng như văn bản nhật dụng.
Về phần Tiếng Việt có khá nhiều vấn đề mới như: Các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý,liên kết câu và liên kết đoạn văn...
Về phần Tập làm văn sẽ đi sâu vào ba kiểu văn bản Thuyết minh, tự sự và nghị luận, đặc biệt là nghị luận (nghị luận văn học và nghị luận xã hội) ..và tìm hiểu luyện tập một số yếu tố biện pháp nghệ thuật trong các văn bản.
Hướng dẫn soạn ngắn gọn văn lớp 9 Tập 1 - SGK Ngữ văn 9. Nhằm cung cấp một nguồn tài liệu giúp học sinh học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 tập 1, chúng tôi mang đến cho các bạn bài soạn ngắn gọn, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 tập 1 . Chúc các bạn học tập tốt, nếu cần hỗ trợ, vui lòng gửi email về địa chỉ: support@chuabaitap.com
Mục lục Soạn văn lớp 9 (ngắn gọn)
Soạn văn lớp 9 tập 1
• Phong cách Hồ Chí Minh
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
• Các phương châm hội thoại
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng).Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất).
• Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca,..
Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
• Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
• Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và cướp đi sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thân thiết và cấp bách của toàn thể loài người. Bài viết của Mác-két đã đề cập vấn đề cấp thiết nói trên với sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và còn bởi nhiệt tình của tác giả.
• Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề(Phương châm quan hệ).Khi giao tiếp, cần chú ý ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ (phương châm cách thức).Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác(phương châm lịch sự).
• Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Để thuyết minh cho cụ thể sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
• Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
• Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Bản "Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em" ngày 30 - 09-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của nhân loại.
• Các phương trâm hội thoại (tiếp theo)
Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phải phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.Nói với ai? Nói khi nào?Nói ở đâu? Nói để làm gì?
Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp; Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn; Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
• Xưng hô trong hội thoại
Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
• Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh
Viết bài tập làm văn số 1về Văn thuyết minh.
• Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục)
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, "chuyện người con gái Nam Xương" thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
• Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩa của một người, một nhân vật: Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của người hoặc của nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép; Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
• Sự phát triển của từ vựng
Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng Tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.Có hai phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
• Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Tóm tắt một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó. Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt.
• Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tuỳ bút)
"Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và những sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê-Trịnh bằng một lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.
• Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích)
Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả "Hoàng Lê nhất thống chí" đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
• Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
Tạo từ vựng mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
• Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. "Truyện Kiều" là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
• Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều)
Đoạn thơ "Chị em Thúy Kiều" sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người khắc họa rõ nét chân dung của chị em Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
• Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều)
Đoạn thơ "Cảnh ngày xuân" là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
• Thuật ngữ
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Về Nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
• Miêu tả trong văn bản tự sự
Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm sinh động.
• Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)
"Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong "Truyện Kiều", đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
• Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều)
Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.
• Trau dồi vốn từ
Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần phải trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
• Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự
Viết bài tập làm văn số 2 về Văn tự sự.
• Thuý Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều)
Qua ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư. Đoạn trích "Thúy Kiều báo ân báo oán" là sự thể hiện ước mơ công lý chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: Con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lý; "Ở hiền gặp lành, Ở ác gặp ác"
• Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích truyện Lục Vân Tiên)
"Truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Chiểu, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
• Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục...của nhân vật.
• Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên)
Đoạn trích "Lục Vân Tiên gặp nạn" nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Đây cũng là đoạn thơ thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.Đây là đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã.
• Chương trình địa phương (phần Văn)
Chương trình địa phương về phần Văn.
• Tổng kết về từ vựng
Tổng kết từ vựng.
• Đồng chí
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực và cô đọng, giàu sức biểu cảm.
• Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Qua hình ảnh độc đáo : những chiếc xa không kính, bài thơ khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mỹ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
• Kiểm tra về truyện trung đại
Kiểm tra về truyện trung đại.
• Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
Tổng kết từ vựng.
• Nghị luận trong văn bản tự sự
Trong văn bản tự sự, để người đọc phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên những ý kiến, nhận xét cùng những lý lẽ và dẫn chứng.Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lý.
• Đoàn thuyền đánh cá
Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
• Bếp lửa ( Tự học có hướng dẫn)
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ "Bếp lửa" gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người đàn bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
• Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
Tổng kết về từ vựng .
• Tập làm thơ tám chữ
Thơ Tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ theo thể thơ tám chữ gồm nhiều đoạn dài, có thể được chia thành các khổ và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất vẫn là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián tiếp).
• Khúc hát ru những em bé đứng trên lưng mẹ
Trong gian nan,vất vả của cuộc sống ở chiến khu, người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do.Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền Tây Thừa Thiên qua "khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ" mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
• Ánh trăng
Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, "Ánh trăng" của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
• Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp)
Tổng kết về từ vựng.
• Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
• Làng (trích)
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực và sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông hai trong truyện "Làng". Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật.
• Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
Chương trình địa phương về phần Tiếng Việt.
• Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Đối thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau được gọi là độc thoại nội tâm.
• Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
• Ôn tập phần Tiếng Việt
Ôn tập phần Tiếng Việt
• Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự
Viết bài tập làm văn số 3 về Văn tự sự
• Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng "tôi'') còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt ở khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật. Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: Giới thiệu nhân vật và tình huống; tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét đánh giá về những điều được kể.
• Cố hương
Trong truyện ngắn "Cố hương", thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật "Tôi", những rung cảm của "tôi" trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
• Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo)
Ôn tập phần tập làm văn .
• Kiểm tra tổng hợp cuối kì I
những nội dung cần chú ý của kiểm tra tổng hợp cuối kì I.
• Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)
Trong đoạn trích "Những đứa trẻ", bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh đan xen kể chuyện đời thường với truyện cổ tích. Mác-xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
• Trả bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
Trả bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
Soạn văn lớp 9 tập 2
• Bàn về đọc sách (trích)
Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng. Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức và đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định chứ không thể tùy hứng, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm. Qua bài viết "Bàn về đọc sách", Chu Quang Tiềm đã trình bày những ý kiến xác đáng ấy một cách có lí lẽ và bằng những dẫn chứng sinh động.
• Khởi ngữ
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: Về, đối với,...
• Phép phân tích và tổng hợp
Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp. Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu,... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh. Tổng hợp là phép lập luận rút ra từ cái chung từ những điều đã phân tích thì không có bài tổng hợp.Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
• Luyện tập phân tích và tổng hợp
Luyện tập phân tích và tổng hợp
• Tiếng nói của văn nghệ
Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa người nghệ sĩ và bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích và khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận "Tiếng nói của văn nghệ" với cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.
• Các thành phần biệt lập
Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (Vui, buồn, mừng, giận,..) Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
• Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội , đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, đúng, mặt lợi , mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết. Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
• Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.
Dàn bài chung:
Mở bài: Giới thiệu về sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt; đánh giá, nhận định.
Kết bài: Kết luận khẳng định, phủ định, lời khuyên.
Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
• Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)
Chương trình địa phương phần Tập làm văn.
• Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt. Điểm mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù, sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau trong thời kỳ chống ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm yếu cần phải khắc phục: Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ.
• Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
Các thành phần gọi-đáp và được phụ chú cũng là những thành phần biệt lập. Thành phần gọi-đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
• Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội
Viết bài tập làm văn số 5 về Nghị luận xã hội.
• Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,...của con người. Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,...để chỉ ra chỗ đúng/sai của một tư tưởng nào nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. Về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn; sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.
• Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten (trích)
Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn, cách nhìn,cách nghĩ riêng của nhà văn.
• Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về mặt nội dung và hình thức.
Về nội dung: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn; các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
Về hình thức Các câu và đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước; sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước; Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước; Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
• Con cò
Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ "con cò" của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người. Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc.
• Liên kết câu và liên kết đoạn văn (tiếp theo)
Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
• Trả bài tập làm văn số 5
Trả bài tập làm văn số 5
• Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
Dàn bài chung:
Mở bài: Giới thiệu về vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.
Thân bài: Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý; Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh riêng, chung.
Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.
• Mùa xuân nho nhỏ
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một "mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
• Viếng lăng Bác
Bài thơ " Viếng lăng Bác" thể hiện tấm lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
• Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Nghị luận về tác phẩm truyện là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. Bài nghị luận về tác phẩm truyện cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
• Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
• Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Bài nghị luận về tác phẩm truyện có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện. Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu đánh giá sơ bộ của mình. Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực; Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện. Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lý, tự nhiên.
• Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học (làm ở nhà) - Ngữ văn 9 tập 2
Viết bài văn số 6: Nghị luận văn học.
• Sang thu
Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự chuyển biến này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài "Sang thu".
• Nói với con
Qua bài "Nói với con", bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống , với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
• Nghĩa tường minh và hàm ý
Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
• Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,...Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
• Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần:
Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, đánh giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của tác phẩm.
• Mây và sóng
Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ "Mây và Sóng" của Ra-bin-đra-nát Ta-go đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
• Ôn tập về thơ
Ôn tập về thơ.
• Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây: Người nói có ý thức đưa hàm ý vào câu nói; Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý.
• Trả bài tập làm văn số 6
Trả bài tập làm văn số 6
• Tổng kết phần văn bản nhật dụng
Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng. Điều đó đòi hỏi văn bản nhật dụng nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Cần căn cứ vào đặc điểm về hình thức, trước hết là hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm.
• Kiểm tra về thơ
Kiểm tra về thơ
• Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học
Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học
• Bến quê (trích)
Truyện ngắn " Bến quê" của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương. Nghệ thuật truyện nổi bật ở sự miêu tả tâm lý tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng,cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.
• Ôn tập phần Tiếng Việt
Ôn tập phần Tiếng Việt
• Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
• Những ngôi sao xa xôi (trích)
Truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
• Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) (Tiếp theo)
Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)
• Trả bài tập làm văn số 7
Trả bài tập làm văn số 7
• Biên bản
Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản. Tùy theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: Biên bản hội nghị, biên bản sự vụ...Biên bản thường có các mục sau:
Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
Phần nội dung: Diễn biến và kết quả sự việc.
Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có).
Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.
• Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (trích Rô - bin - xơn Cru - xô)
Qua bức chân dung tự họa và giọng kể của Rô - bin - xơn trong đoạn trích "Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang" của Đe-ni-ơn Đi-phô, ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang cùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã.
• Tổng kết về ngữ pháp
Tổng kết về ngữ pháp
• Luyện tập viết biên bản
Luyện tập viết biên bản
• Hợp đồng
Hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lý ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết. Hợp đồng gồm các mục sau:
Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng,thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng.
Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
Phần kết thúc: Chức vụ, chữ kí, họ tên của các đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu cơ quan hai bên.
lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.
• Bố của Xi - mông (trích)
Nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt, phi-líp trong đoạn trích truyện "Bố của Xi-mông", qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng yêu thương bạn bè, mở rộng ra là lòng yêu thương con người, sự cảm thông với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
• Ôn tập về truyện
Ôn tập về truyện
• Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)
Tổng kết về ngữ pháp
• Bắc Sơn (trích hồi bốn)
Ở đoạn trích hồi bốn của vở kịch "Bắc sơn", Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản của vở kịch giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù; đồng thời thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm - một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng. Qua đó tác giả khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.
Hồi kịch cho thấy nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng, thành công nổi bật là tạo dựng tình huống để bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoại, thể hiện tâm lý và tính cách nhân vật.
• Tổng kết phần Văn học nước ngoài
Tổng kết phần Văn học nước ngoài
• Tổng kết phần Tập làm văn
Tổng kết phần Tập làm văn
• Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)
Để phát triển sản xuất, để đem lại quyền lợi, hạnh phúc cho mọi người, cần phá bỏ cách nghĩ, cơ chế lạc hậu, cũ kĩ, cần mạnh dạn đổi mới phương pháp tổ chức, lề lối hoạt động. Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt, cần những con người có trí tuệ và bản lĩnh, dám nghĩ,dám làm. Vở kịch "Tôi và chúng ta" của Lưu Quang Vũ đã thể hiện những điều ấy qua việc xây dựng tình huống kịch hấp dẫn và các nhân vật có tính cách rõ nét.
• Tổng kết phần Văn học
Tổng kết phần Văn học
• Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Những nội dung tổng hợp cần chú ý trong kiểm tra cuối năm.
• Tổng kết phần Văn học (tiếp theo)
Văn học Việt Nam xuất hiện từ thời dựng nước và gắn liền với lịch sử lâu dài của dân tộc. Nền văn học ấy gồm hai bộ phận là văn học dân gian và văn học viết. Văn học Viết ra đời từ thế kỉ thứ X, bao gồm các thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Từ cuối thế kỉ XIX chữ quốc ngữ được dùng để sáng tác thay thế dần cho chữ Hán và chữ Nôm. Văn học Việt Nam đã phát triển qua ba thời kì lớn: Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 và từ sau cách mạng tháng Tám 1945.
Tư tưởng yêu nước, tinh thần nhân đạo, sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan là những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam. Nền văn học ấy cũng thường kết tinh ở những tác phẩm có quy mô không lớn, có vẻ đẹp hài hòa, trong sáng. Văn học Việt Nam là bộ phận quan trọng của văn hóa tinh thần dân tộc, thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, tính cách và tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong các thời đại.
Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống. Nhìn trên tổng thể, sáng tác văn học thuộc ba loại là tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra còn có loại nghị luận chủ yếu sử dụng các phương thức lập luận. Thể là dạng tồn tại của tác phẩm văn học. Văn học dân gian khá phong phú phân thành ba nhóm: tự sự , trữ tình và sân khấu dân gian. Trong văn học trung đại đã hình thành một hệ thống thể loại hoàn chỉnh và chặt chẽ. Thơ Việt Nam sử dụng phổ biến thể thơ có nguồn gốc Trung Quốc như cổ phong, Đường luật ; song thất lục bát cũng được sử dụng khá phổ biến. Văn xuôi trung đại có nhiều thể truyện, kí. truyện dài viết theo chương hồi. Truyện thơ có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, ngoài ra còn có chiếu, hịch, cáo. Trong văn học hiện đại, có nhiều thể loại mới xuất hiện như kịch nói, phóng sự, kí. Nhìn chung ngày càng đa dạng, linh hoạt, không bị gò bó vào các quy tắc cố định, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo của chủ thể sáng tác.
• Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Thư ( điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận. Nội dung thư (điện) cần phải nêu được lý do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành. Thư (điện) cần được viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.