Soạn Văn 11 (ngắn gọn) - Soạn bài tập Ngữ Văn 11
Ngữ Văn 11 tiếp tục tinh thần tích hợp ở Trung học cơ sở. Gồm ba phần: Phần văn, phần tiếng Việt và phần làm văn. Ngoài phương diện văn hóa của văn bản văn chương, Ngữ Văn 11 cung cấp thêm những hiểu biết về nhiều phương diện của đời sống. Chú trọng thêm các văn bản nghị luận xã hội và các văn bản nhật dụng Hướng dẫn soạn văn 11 ngắn gọn – Soạn bài tập SGK Ngữ văn 11. Nhằm cung cấp một nguồn tài liệu giúp học sinh học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11, chúng tôi mang đến cho các bạn bài soạn ngắn gọn, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 . Chúc các bạn học tập tốt, nếu cần hỗ trợ, vui lòng gửi email về địa chỉ: support@chuabaitap.com
Mục lục Soạn văn lớp 11 (ngắn gọn)
Soạn văn lớp 11 Tập 1
Tuần 1 SGK Ngữ văn 11
Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác - Trích Thượng kinh kí sự)
Đoạn trích vào phủ chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp của cả cộng đồng xã hội ; còn lời nói là sản phẩm được các nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.
Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ văn 11 tập 1
Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội
Tuần 2 SGK Ngữ văn 11
Tự tình - Bài II (Hồ Xuân Hương)
Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương : vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống khát vọng hạnh phúc và tài năng ddoochj đáo của “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.
Câu cá mùa thu (Thu Điếu )
Bài thơ Câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng tinh tế và bài thơ Nôm của tác giả.
Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
Phân tích đề là công việc trước tiên trong qá trình làm một bài văn nghị luận. Khi phân tích đề, cần đọc kĩ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng.
Quá trình lập dàn ý bao gồm : xác lập luận điểm, luân cứ, sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự lôgíc, chặt chẽ. Cần có kí hiệu trước mỗi đề mục để phân biệt luận điểm, luận cứ trong dàn ý.
Thao tác lập luận phân tích
Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật hiện tượng).
Khi phân tích, cần chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích,...).
Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng, với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
Tuần 3 SGK Ngữ văn 11
Thương vợ (Tế Xương)
Với tình cảm yêu thương quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương : cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.
Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
"Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến là bài thơ hay nói về tình bạn tha thiết, thủy chung .
Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
"Vịnh khoa thi Hương" của Trần Tế Xương là bài thơ hay viết về đề tài thi cử.
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân. Ngược lại trong lời nói cá nhân vừa có phần bểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa các nhân có thể sáng tạo, gơp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.
Tuần 4 SGK Ngữ văn 11
Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trữ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
Hát nói là thể loại tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do phóng khoáng, thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.
Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ sự chán ghét của một người tri thức đối với những con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống. Nhịp điệu của bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở.
Luyện tập thao tác lập luận phân tích
Tuần 5 SGK Ngữ văn 11
Lẽ ghét thương - Trích Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
Đoạn trích Lẽ ghét thương nói lên tình cảm yêu, ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc.
Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
"Chạy giặc'' của Nguyễn Đình Chiểu là bài thơ thể hiện lòng yêu nước sâu sắc trong tình cảnh khi giặc Pháp đến xâm lược.
Bài ca phong cảnh Hương Sơn
"Bài ca phong cảnh Hương Sơn" của Chu Mạnh Trinh là bài thơ hay ca ngợi phong cảnh chùa Hương (lễ hội chùa Hương).
Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học
Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học.
Tuần 6 SGK Ngữ văn 11
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc : Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù. Thơ văn ông là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói yêu nước cất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là tiếng nói yêu thương cất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc : Tác phẩm
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Bài văn cũng là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực ; ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động.
Thực hành về thành ngữ, điển cố
Thực hành về thành ngữ, điển cố
Tuần 7 SGK Ngữ văn 11
Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)
Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.
Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)
"Xin lập khoa luật" của Nguyễn Trường Tộ đã bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.
Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Tuần 8 SGK Ngữ văn 11
Ôn tập về văn học trung đại Việt Nam
Ôn tập về văn học trung đại Việt Nam
Thao tác lập luận so sánh
Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).
Tuần 9 SGK Ngữ văn 11
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ba đặc điểm cơ bản : đổi mới theo hướng hiện đại hóa ; hình thành hai bộ phận với nhiều xu hướng văn học ; phát triển hết sức nhanh chóng. Thành tựu chủ yếu của văn học thời kì này là đã kế thừa và phát huy những truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam : chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của thời đại : tinh thần dân chủ.
Về nghệ thuật, văn học thời kì này đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, gắn liền với kết quả cách tân về thể loại và ngôn ngữ. Có được những thành tựu trên chủ yếu là do sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của dân tộc được nuôi dưỡng và phát triển trong các phong trào yêu nước cách mạng và do sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân.
Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
Tuần 10 SGK Ngữ văn 11
Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Bằng một truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.
Ngữ cảnh
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
Ngữ cảnh bao gồm : nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh.
Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.
Tuần 11 SGK Ngữ văn 11
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.
Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo ; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng ; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình
Luyện tập thao tác lập luận so sánh
Luyện tập thao tác lập luận so sánh.
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
Tuần 12 SGK Ngữ văn 11
Hạnh phúc của một tang gia - Trích Số đỏ (Vũ Trọng Phụng)
Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén, qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu’ ở thành thị những năm trước Cách mạng.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc; phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm...
Tuần 13 SGK Ngữ văn 11
Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. Thơ thể hiện cảm xúc, suy ngẫm, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người.
Chí Phèo: Tác giả (Nam Cao)
Nam cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế khỉ XX. Ông có quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ, đạt được thành tựu xuất sắc về đề tài người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ. Ông đặc biệt tới đời sống tinh thần của con người, luôn đau đớn trước tình trạng con người bị rơi và thảm cảnh sống mòn, bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính.
Nam cao là nhà văn có phong cách độc đáo : luôn hướng tới thế giới nội tâm con người ; có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lý, viết về những cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lý sâu sắc và giọng văn đặc sắc.
Phong cách ngôn ngữ báo chí (Tiếp theo)
Ngôn ngữ báo chí có ba đặc trưng cơ bản : tính thông tin thời sự ; tính ngắn gọn ; tính sinh động, hấp dẫn. Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo chí và tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí.
Tuần 14 SGK Ngữ văn 11
Chí Phèo: Tác phẩm (Nam Cao)
Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng : một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời, khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
Chí Phèo thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao ; xây dựng thành công những nhân vật điển hình bất hủ ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên và vẫn nhất quán, chặt chẽ ; ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc.
Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu.
Bản tin
Bản tin là một thể loại văn bản báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống.
Trước khi viết tin, cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác (khi nào, ở đâu, ai làm, xảy ra thế nào, kết quả ra sao,...).
Tiêu đề và phần mở đầu của bản tin thường nêu trực tiếp, chứa đựng những thông tin khái quát quan trọng nhất. Phần sau có thể chi tiết hóa, giải thích nguyên nhân hoặc kết quả, tường thuật chi tiết sự kiện.
Tuần 15 SGK Ngữ văn 11
Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)
"Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh là tác phẩm kể lại sự việc thằng Sửu bỏ đi sau khi lẻn về thăm con, thằng Tí chạy theo cha và hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Túc
Vi hành (Hồ Chí Minh)
"Vi hành" của Hồ Chí Minh đã trào phúng xây dựng hình tượng nhân vật Khải Định độc đáo.
Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)
Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) là tác phẩm vạch rõ tính chất bịp bợm của "Phong trào thể dục thể thao" đương thời mà Thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên.
Luyện tập viết bản tin
Luyện tập viết bản tin
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là một cuộc hỏi – đáp có mục đích, nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề được quan tâm.
Người phỏng vấn, từ khi chuẩn bị đến lúc tiến hành và trình bày kết quả phỏng vấn, cần tìm những cách thức hữu hiệu để khai thác được nhiều nhất các thông tin chân thực, đặc sắc về chủ đề được hỏi.
Người trả lời phỏng vấn cần cung cấp đầy đủ những thông tin trung thực, phù hợp với chủ đề phỏng vấn. Câu trả lời phải rõ ràng và cố gắng được trình bày sao cho hấp dẫn.
Trong quá trình phỏng vấn, cả người hỏi và người trả lời đều phải giữ thái độ lịch thiệp, tôn trọng lẫn nhau.
Tuần 16 SGK Ngữ văn 11
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô)
Qua tấm bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân,...
Đoạn trích thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng : ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao ; dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.
Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
Tuần 17 SGK Ngữ văn 11
Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)
Thông qua câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lý tưởng của chủ nghĩa nhân văn.
Ôn tập phần văn học- Kì I lớp 11
Ôn tập phần văn học
Tuần 18 SGK Ngữ văn 11
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I - Lớp 11
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Soạn văn lớp 11 Tập 2
Tuần 19 SGK Ngữ văn 11
Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) - Phan Bội Châu
Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
Nghĩa của câu
Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần : nghĩa sự việc và nghĩa hình thái. Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nói thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận văn học
Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận văn học
Tuần 20 SGK Ngữ Văn 11
Hầu trời - Tản Đà
Qua bài Hầu Trời, Tản Đà đã mạnh dạn tự biểu hiện “ cái tôi” cá nhân - một “cái tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật : thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh.
Nghĩa của câu (tiếp theo)
Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.
Tuần 21 SGK Ngữ văn 11
Vội vàng - Xuân Diệu
Vội Vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ, của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. Tư tưởng đó được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật điêu luyện : sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.
Thao tác lập luận bác bỏ
Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,...từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).
Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,... của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.
Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.
Tuần 22 SGK Ngữ văn 11
Tràng giang - Huy Cận
Qua bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một ‘cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.
Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận xã hội
Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận xã hội
Tuần 23 SGK Ngữ văn 11
Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh
Bài Chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại.
Tuần 24 SGK Ngữ văn 11
Từ ấy - Tố Hữu
Bài thơ Từ ấy là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lý tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
Lai tân (Hồ Chí Minh)
Lai tân (Hồ Chí Minh) là bài thơ cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng là yên ấm tốt lành.
Nhớ Đồng (Tố Hữu)
Nhớ Đồng (Tố Hữu) là bài thơ trích trong phần "Xiềng xích" của tập thơ "Từ ấy" của Tố Hữu.
Tương tư (Nguyễn Bính)
"Tương tư" (Nguyễn Bính) là thơ hay về nỗi nhớ mong và những kể lể, trách móc, tương tư của chàng trai về tình yêu của mình.
Chiều xuân (Anh Thơ)
Chiều xuân (Anh Thơ) là bài thơ hay về bức tranh mùa xuân nơi đồng quê miền bắc nước ta.
Tiểu sử tóm tắt
Bản tiểu sử tóm tắt cần chính xác, chân thực, ngắn gọn nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp của người được giới thiệu.
Bản tiểu sử tóm tắt thường có các phần :
- Giới thiệu khái quát về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn,...) của người được giới thiệu.
- Hoạt động xã hội của người được giới thiệu : làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người,...
- Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu của người được giới thiệu.
- Đánh giá chung.
Tuần 25 SGK Ngữ văn 11
Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với đặc điểm nổi bật là : đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng ; không biến đổi hình thái ; ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.
Tuần 26 SGK Ngữ văn 11
Tôi yêu em (A.X.Pu-Skin)
Tôi yêu em thấm đượm nỗi buồn của một mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Lời giãi bày tình yêu của Pu-skin được thể hiện qua ngôn ngữ giản dị mà tinh tế.
Bài thơ số 28 (R.Ta-Go)
Bài thơ số 28 (R.Ta-Go) là bài thơ tình yêu hay của Ta-Go, nằm trong tập những bài thơ tình thế giới.
Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
Tuần 27 SGK Ngữ văn 11
Người trong bao (A.P.Sê-Khốp)
Với nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, giọng kể chậm rãi vừa giễu cợt, châm biếm, mỉa mai vừa u buồn, qua hình tượng nhân vật “người trong bao” Bê-li-cốp, Sê-khốp phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó, nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người : “không thể sống mãi như thế được !”.
Thao tác lập luận bình luận
Bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá,bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.
Có nhiều cách bình luận. Nhưng dù theo cách nào thì người bình luận cũng phải :
- Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng, (vấn đề) được bình luận.
- Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.
- Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.
Tuần 28 SGK Ngữ văn 11
Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Qua một câu chuyện đầy kịch tính với những hình tượng tương phản, Huy-gô muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp : trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Tuần 29 SGK Ngữ văn 11
Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh)
Đoạn trích về luân lí xã hội nước ta toát lên dũng khí của một người yêu nước : vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn kết vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. Qua đó, cũng thấy được phong cách lí luận độc đáo : lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép ; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.
Tuần 30 SGK Ngữ văn 11
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-Ghen)
Bằng lập luận chặt chẽ, kết hợp với biện pháp so sánh tăng tiến, Ăng-ghen đã giúp chúng ta nhận thức sâu sắc những cống hiến vĩ đại của Mác đối với nhân loại.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) các buổi hội nghị, hội thảo,nói chuyện thời sự,...nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính luận nhất định.
Tuần 31 SGK Ngữ văn 11
Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)
Với một nghệ thuật lập luận khoa học, chặt chẽ, thấu đáo, và một văn phong tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc, Một thời đại trong thi ca đã nêu rõ nội dung cốt yếu của “tinh thần thơ mới” : lần đầu tiên “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó”, xuất hiện trong thi ca đồng thời nói lên “cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên” hồi bấy giờ.
Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
Phong cách chính luận có ba đặc trưng cơ bản: Tính công khai về quan điểm chính trị; tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận; tính truyền cảm và thuyết phục. Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương diện diễn đạt nhằm mục đích trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một vấn đề theo một quan điểm chính trị nhất định.
Tuần 32 SGK Ngữ văn 11
Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
Kịch tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua diễn tiến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch. Văn nghị luận trình bày trực tiếp tư tưởng quan điểm, tình cảm về những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lý lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục.
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Tuần 33 SGK Ngữ văn 11
Ôn tập phần Văn học
Ôn tập phần Văn học
Tóm tắt văn bản nghị luận
Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích định trước.
để tóm tắt văn bản tốt cần : Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở đầu và kết thúc để lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt. Đọc từng đoạn trong phần triển khai để nắm được các luận điểm và luận cứ làm sáng tỏ cho chúng; Tìm cách diễn đạt lại các luận điểm, luận cứ một cách mạch lạc.
Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thực nội dung văn bản gốc.
Tuần 34 SGK Ngữ văn 11
Ôn tập phần Tiếng Việt
Ôn tập phần Tiếng Việt
Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
Ôn tập phần Làm văn
Ôn tập phần Làm văn
Tuần 35 SGK Ngữ văn 11
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
+ Mở rộng xem đầy đủ