Giải câu 4 trang 151 – Bài 44 – SGK môn Hóa học lớp 8

 Trong \(800cm^3 \)của một dung dịch có chứa 8g \(NaOH\).
a) Tính nồng độ mol của dung dịch này.
b) Phải thêm bao nhiêu \(cm^3 \)nước vào \(200cm^3 \)dung dịch này để được dung dịch \(NaOH \) 0,1M?
Lời giải:
a)
\(n_{NaOH}=\frac{m}{M} = \frac{8}{40} = 0,2\ mol; 800ml = 0,8 lít. \)
Nồng độ mol của dung dịch \(NaOH\) là:
\(C_{M(NaOH)} = \frac{n}{V} = \frac{0,2}{0,8} = 0,25 mol/l \)
b)
Số mol \(NaOH\) có trong 200ml (200 \(cm^3\)) dung dịch \(NaOH \) 0,25M:
\(n_{NaOH} =V\times C_M= \frac{200\times0,25}{1000} = 0,05 \ mol. \)
Ta có 1000ml dung dịch \(NaOH \) có 0,1 M  \(NaOH \).
\(=> V_{NaOH}=\frac{n}{C_M} =\frac{0,05}{0,1} = 0,5\ lít=500\ ml \)
Thể tích \(H_2O \) cần dùng để pha loãng 200ml dung dịch \(NaOH \) 0,25M để dung dịch \(NaOH \) 0,1M.
\(V_{H_2O} = 500 - 200 =300\ ml\)
Ghi nhớ:
1. Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch.
2. - Nồng độ phần trăm cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
- Nống độ mol cho biết số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.
3. 
Để pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước ta thực hiện theo 2 bước:
- Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng.
- Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định.
Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.