- Câu thơ tác giả đặt vấn đề có vẻ khách quan: Tác giả làm cho người đóc cảm giác câu chuyện có vẻ là thật:
- Điệp từ "Thật": (4 lần/2 câu) kết hợp với hàng loạt dấu cảm (nhịp 2/2/3) khẳng định độ chân thật của câu chuyện của tác giả sắp kể.
- Cách vào đề gây được mối nghi vấn để gợi trí tò mò ở người đọc, tạo sự hấp dẫn, muốn được nghe câu chuyện.
Câu 2 trang 17 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? (Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời.) Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.
* Thái độ của tác giả khi đọc thơ:
- Đọc nhiệt tình, cao hứng và có phần tự hào, tự đắc
- Muốn đọc hết cho Trời và chư tiên nghe những tác phẩm văn chương của mình. Văn đã giàu thay lại lắm lối...
- Giọng đọc thơ vừa truyền cảm, cuốn hút người nghe.
* Cá tính thơ và niềm khát khao chân thành của người thi sĩ:
- Tản Đà rất ý thức về tài năng của mình. Ông táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ cái tôi của mình mà không sợ thế gian cười.
* Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ: phản ứng chung: rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ, cùng vỗ tay.
=> Ông muốn văn chương của mình được nhiều người yêu thích, biết đến và trân trọng.
Câu 3 trang 17 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?
- Đoạn thơ thể hiện cảm hứng chân thực đó là:
"Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó
...
Biết làm có được mà dám theo".
=> Kể cho trời nghe cảnh mình ở hạ giới: một cảnh sống nghèo khó, vất vả đủ điều của kiếp nhà văn.
- Ý nghĩa đoạn thơ:
+ Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời tác giả, cũng như bao nhà văn khác. Văn chương lúc này đã trở thành một nghề để kiếm sống, mà các nhà thơ chế độ cũ thì không kịp thích nghi.
Câu 4 trang 17 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay? (Chú ý các mặt: thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật,...)
- Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.
- Ngôn từ: hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
- Cách biểu hiện cảm xúc: tự do, phóng túng.
Luyện tập
Câu 1 - Luyện tập trang 17 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Bài Hầu trời có ý tưởng gì hoặc câu thơ nào làm cho anh (chị) thích thú nhất? Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình.
- Tùy theo cảm nhận và tình cảm cá nhân mà học sinh có thể lựa chọn những câu thơ, ý tưởng thơ thú vị. Có thể tham khảo một số câu thơ, ý tưởng sau:
"Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu/ Đày xuống hạ giới vì tội ngông". "Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:/ "Anh gánh lên đây bán chợ Trời" ...
Câu 2 - Luyện tập trang 17 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Anh (chị) hiểu thế nào là "ngông"? Cái "ngông" trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? (Có thể dẫn chứng qua những tác phẩm đã học.) Cái "ngông" của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao?
- "Ngông" chỉ sự khác thường. "Ngông" trong văn chương dùng để chỉ một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường có ở nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ.
- Cái "Ngông" của Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm:
+ Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng. Không thấy ai đáng là tri âm với mình ngoài Trời và Chư tiên. Xem mình là một "trích tiên" bị "đày xuống hạ giới vì tội ngông". Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành "Thiên lương", một sứ mệnh cao cả. Xem các đấng siêu nhiên là tri âm, bình dân, ... .