Kiểm tra tổng hợp cuối kì 1

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Phần tự luận (7 điểm - chọn một trong 2 đề)

1. Bàn về lợi ích và hứng thú của việc học.

2. Nêu ý kiến của anh (chị)  về chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ. Theo anh (chị), đó là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn ?

Lời giải:

I. Hướng dẫn chung
1. Đọc lại những tác phẩm (đoạn trích) đã học ở phần văn học và bài giảng của thầy cô giáo; ghi lại những ý kiến, đánh giá, những điều muốn bàn luận của mình về toàn bộ hoặc từng mặt, từng khía cạnh trong tác phẩm (đoạn trích).
2. Ôn luyện những kiến thức và kĩ năng về tiếng Việt đã học.
3. Ôn luyện phương pháp làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
4. Ôn luyện những kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận đã học. Chú ý rèn luyện thêm những khâu mà anh (chị) cảm thấy bản thân mình yếu.

 

II. Gợi ý đề bài

 

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Gợi ý:

1. Vận dụng kiến thức đã học để trả lời chính xác câu hỏi
2. Bình tĩnh, câu nào biết chắc chắn làm trước, câu nào còn hồ nghi làm sau.
3. Suy nghĩ cẩn thận, không hấp tấp.
4. Tránh những sai sót về kĩ thuật 

 

Đáp án:

1 - D
2 - C         
3 - C
4 - C
5 - D
6 - A
7 - D
8 - D
9 - D
10 - A
11 - A
12 - D

Phần tự luận (7 điểm - chọn một trong 2 đề)

Đề 1 trang 210 SGK Ngữ Văn 11 tập 1: Bàn về lợi ích và hứng thú của việc học.

Dàn ý cho đề bài: “Bàn về lợi ích của việc và hứng thú của việc tự học”:
a) Mở bài: 
- Giới thiệu vấn đề được bàn luận: lợi ích, hứng thú của việc tự học
b) Thân bài:
- Những phương pháp trong học tập: tự học, học nhóm, học cùng thầy cô.
- Giải thích khái niệm: Thế nào là tự học?
+ học tập một mình, độc lập
+ tinh thần tư giác, cần mẫn, chăm chỉ
- Tác dụng của việc tự học:
+ Rèn luyện khả năng tự làm việc của bản thân. Từ đó phát huy tính tự lập, tự mày mò, tìm hiểu, lòng kiên nhẫn, cần cù, chăm chỉ và ý chí phấn đấu trong học tập.
+ Tự học giúp người học có thể hiểu bài, tự lĩnh hội được kiến thức không chỉ từ thầy cô, từ sách vở mà còn từ chính khả năng của mình.
+ Biết được lực học, khả năng sáng tạo, tìm tòi, hiểu bải của bản thân. Từ đó tìm ra những yếu điểm, những lỗ hổng kiến thức; những khả năng, lợi thể để tiếp tục phát huy.
=> Tự học là hình thức đánh giá trình độ nhận thức cũng như tự tư duy, sáng tạo của bản thân.
+ Tự học giúp chúng ta có thể sử dụng thời gian một cách linh động và hiệu quả nhất.
+ Không bị phân tán, dễ tập trung vào công việc; giúp theo đuổi và thực hiện thành công những ý tưởng độc đáo, sáng tạo táo bạo của bản thân.
+ Tự học còn là một cách để rèn luyện tính kiên nhẫn, chịu khó, ham học hỏi của bản thân.
- Những khó khăn gì khi tự học?
+ chán nản vì những vấn đề khó trong học tập
+ cần có lòng quyết tâm, sự nhẫn lại, cần cù.
- Giải pháp: Sự phân bố thời gian cho việc tự học như thế nào cho hiệu quả ?
- Bình luận: Nên kết hợp với các hình thức học khác không?
+ Học cùng thầy cô
+ Học nhóm
c) Kết bài: 
- Khẳng định lại vấn đề
- Liên hệ bản thân.

 

Đề 2 trang 210 SGK Ngữ Văn 11 tập 1: Nêu ý kiến của anh (chị)  về chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ. Theo anh (chị), đó là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn ?

Dàn ý:

a) Mở bài:
- Giới thiệu về Thạch Lam và một vài nét tiêu biểu nhất về phong cách nghệ thuật của ông.
- Giới thiệu về truyện ngắn Hai đứa trẻ.
- Đưa ra vấn đề cần bàn luận
b) Thân bài
- Chủ đề của truyện?
+ Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, tội nghiệp của những người dàn nghèo khổ nơi những phố huyện tồi tàn
+ Sự thương cảm, giá trị nhân đạo của tác giả
- Những hình ảnh câu chuyện mà truyện đề cập đến:
+ Hình ảnh ngày tàn được miêu tả như thế nào
+ Hình ảnh phiên chợ tàn: cảnh chợ tàn được miêu tả như thế nào? hình ảnh con người trong phiên chợ tàn + Hình ảnh những kiếp người tàn: hai chị em Liên, mẹ con chị Tí, vợ chồng bác xẩm, cụ Thi điên,…
=> Đó là một nhịp sống nghèo nàn, đơn điệu, quẩn quanh và tẻ nhạt của phố huyện. Người dân vẫn ngày ngày bám trụ tại đó để kiếm sống.
- Những vấn đế lớn lao- giá trị nhân đạo trong tác phẩm
+ Hai chị em Liên và An là minh chứng cho câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Niềm tin, niềm hi vọng vào một cái gì đó đẹp đẽ hơn cho cuộc sống của họ trong tương lai.
=> Hai đứa trẻ là hình ảnh về câu chuyện vươn tới một câu chuyện tốt đẹp hơn.
c) Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Nội dung, nghệ thuật, tình cảm của tác giả.
- Liên hệ 

 

Lưu ý: 

1. Đọc kĩ đề, xác định rõ yêu cầu của đề
2. Tìm chọn hệ thống luận điểm, luận cứ đáp ứng được các yêu cầu
3. Xây dựng dàn ý chi tiết
4. Chú ý không mắc lỗi về diễn đạt. Cố gắng sử dụng hợp lí các quan hệ từ, chuyển ý, chuyển đoạn, các biện pháp tu từ.