Tập làm văn Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

1.  Đọc truyện "Tấm Cám", anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

2.  Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442

     "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.

3.  Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.

Lời giải:

Đề 1 trang 14 SGK Ngữ Văn 11 tập 1:  Đọc truyện "Tấm Cám", anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

Dàn ý: 
a. Mở bài
- Giới thiệu được vấn đề (dẫn dắt về câu chuyện Tấm Cám và yêu cầu của đề bài)
- Mở ra hướng làm bài (bằng một hay hai câu văn nói đến vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài
- Trong xã hội từ xưa đến nay con người luôn đề cao cái thiện, cái tốt và bài trừ cái xấu xa hủ tục trong xã hội, điều đó biểu hiện rõ ràng trong câu chuyện Tấm Cám. Biểu hiện đó mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, trong xã hội từ xưa đến nay cái thiện luôn được giúp đỡ, bảo vệ và cái xấu sẽ bị bài trừ.
- Từ xưa đến nay cái thiện và cái ác luôn là vấn đề được quan tâm và phân biệt rành rọt, cái thiện luôn luôn được đề cao, trong khi đó cái ác lại bị xã hội phê phán.
- Trong truyện Tấm cám, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác biểu hiện rõ rệt, tấm là hiện thân của cái tốt, người thiện, còn cám là biểu hiện của cái ác.
- Tấm là người tốt biểu hiện của cái thiện nên luôn được yêu thương, quan tâm, yêu thương và sự giúp đỡ của mọi người, mặc dù bị kẻ xấu, cái ác hãm hại nhưng cái tốt vẫn trường tồn, vẫn sinh sôi, đấu tranh lại cái xấu.
- Có thể thấy cái thiện biểu hiện của người tốt trong xã hội ngày nay, cám là biểu hiện của người xấu, luôn tìm cách để hại người tốt như cám.
- Câu chuyện Tấm Cám mang ý nghĩa giáo dục cách sống, cách làm người, luôn đề cao con người, đề cao cái thiện. Phê phán và bài trừ cái xấu xa trong xã hội.
- Cuộc đấu tranh đó luôn có sự bài trừ và cái thiện luôn thắng cái ác, cái ác luôn bị cái thiện phê phán, bài trừ và triệt tiêu trong xã hội.
c. Kết luận 
- Khẳng định cái thiện là điều chúng ta nên làm và học hỏi, cái xấu đáng bị bài trừ trong xã hội này.
- Liên hệ bản thân


Đề 2 trang 14 SGK Ngữ Văn 11 tập 1: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442

     "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.

Dàn ý:

a. Mở bài: 
- Giới thiệu vấn đề (dẫn dắt câu nói của Thân Nhân Trung)
- Mở ra hướng làm bài
b. Thân bài:
* Giải thích câu nói của tác giả Thân Nhân Trung trong bài đó là: Câu nói này nói về những người hiền tài, những người tài giỏi của đất nước, một đất nước muốn giàu mạnh thì cần phải có những người hiền tài. Một quốc gia những người hiền tài đó là những nguyên khí của cả quốc gia, nguyên khí ở đây là nói về vận mệnh của đất nước, sự phát triển thịnh vượng của đất nước.
* Bản luận: 
- Đất nước có yên ổn, phát triển thì đất nước mới phát triển được, nguyên khí ( tình hình đất nước mà yếu thì dân chúng đói khổ dân chúng lầm than).
- Một đất nước muốn phát triển phải có những người tài giỏi trèo chống, lái đỡ thì đất nước mới thịnh vượng phát triển được, đất nước thịnh vượng, nhiều người hiền tài thì là cơ sở để cho đất nước phát triển thịnh vượng, phát triển đến đỉnh cao, mà cực thịnh.
- Hiền tài là nguyên khí, có nghĩa là những nhân tài, sự thịnh vượng là nguyên khí cho cả đất nước, nguyên khí có ảnh hưởng to lớn đến vận thế của đất nước.
- Câu nói trên đó là đề cao người tài đối với đất nước, và trách nhiệm của họ đối với cả dân tộc, muốn dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh thì những người tài đó phải có công lao to lớn đối với dân tộc, đối với đất nước của chúng ta.
c. Kết bài
- Khẳng định tầm quan trọng của những người hiền tài đối với dân tộc Việt Nam. Liên hệ bản thân
Đề 3 trang 14 SGK Ngữ Văn 11 tập 1: Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.

Dàn ý:

a. Mở bài :

 Từ xưa đến nay nhân dân ta luôn coi trọng vấn đề học lý thuyết và thực hành thực tiễn để hiểu được vấn đề và hiểu chuyên sâu hơn về những điều đã diễn ra, chính vì thế dân tộc của chúng ta mới có câu học phải đi đôi với hành.

b. Thân bài: 
1. Giải thích câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiếu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền. Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng)
- Nghĩa bóng: Học là quá trình tiếp thu tri thức, có thể học từ sách vở, sách báo, hay trên mạng internet nhưng chúng ta cần phải đem kiến thức mà chúng ta học được để đem vận dụng ra bên ngoài cuộc sống, điều đó giúp chúng ta hiểu hơn về vấn đề đó, giúp chúng ta thấu hiểu mọi vấn đề và hiểu biết sâu rộng hơn.
- Nguồn gốc của câu nói này: Câu nói này đã có từ xưa đến nay, từ rất nhiều năm về trước, dân tộc của chúng ta luôn coi trọng giữ gìn và phát huy nó mỗi ngày.
2. Giải thích, chứng minh
- Ý nghĩa của câu nói này đối với mọi người:
+ Như kim chỉ nan soi đường cho tất cả mọi người, định hướng để mọi người hiểu về một trong những con đường tiếp cận tri thức.
+ Cần phải biết vận dụng những gì mình đã học được vào thực tế, đó là những gì hữu ích nhất cho học tập và công việc, tất cả những điều đó góp phần tạo nên những thành quả to lớn cho cuộc sống, học tập cũng như cuộc sống của mỗi con người. Biết vận dụng những điều mà nhà trường, hay cuộc sống mà chúng ta nghe thấy được, học được vận dụng vào những điều có ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta.
+ Chúng ta cần phải học hỏi những người xung quanh, cần phải biết tiếp thu và vận dụng những kiến thức đó mỗi ngày, có như vậy, chúng ta mới thực sự thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa, nó hữu ích và góp phần làm nên những điều có ích cho cuộc sống của mình.
+ Luôn đề cao, ca ngợi những con người biết vận dụng học đi đôi với hành. Luôn cố gắng học hỏi, phát triển bản thân mình mỗi ngày, để từ đó làm được những điều tốt nhất.
- Cần phê phán những quan điểm sai lầm:
+ Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là “tầm chương trích cú”. Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.
+ Nếu hành mà không học thì số thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, khôn
- Bài học bản thân

c. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của câu nói trên, nó mang lại cho chúng ta nhiều hữu ích cho cuộc sống, nó tạo nên nền tảng và sự phát triển mạnh mẽ.