Soạn bài Chạy giặc Nguyễn Đình Chiểu

1. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả?
 
2. 
Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?
3. Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết
 
Lời giải:
I. Tìm hiểu chung
 
1. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu
2. Tác phẩm
- Có người cho rằng bài thơ này được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công.
- Là tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
 
Câu 1: Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả?

Trả lời;
a. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược:
- Cảnh chợ tan.
- Cảnh tan hoang, hoảng loạn của người và vật -> nói lên tình cảnh của đất nước ta hiện giờ: rất khó khăn, nguy hiểm, chỉ cần đi sai một bước hậu quả khôn lường. Nhân dân ta hoảng loạn, tan tác, nơi ở xác xơ.
b. Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả:
- Tả thực cảnh giặc đến, cảnh nhân dân nhốn nháo chạy giặc: “lũ trẻ lơ xơ chạy và bầy chim dáo dác bay. Lối đảo ngữ lơ xơ, dáo dác lên trước trong trường hợp này làm nổi bật lên trước mắt người đọc dáng vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim nhưng cũng khắc họa được tâm trạng hoang mang và ngơ ngác của chúng.
- Quê hương cũng bị giày xéo:
"Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây".
Tiền tài, sản vật của nhân dân bị chúng thả sức cướp bóc. Nhà của làng quê bị đốt phá, lửa khói dấy lên ngút trời. 
 
Câu 2: Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?
 
Trả lời: 
- Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ đau đớn, xót xa, là ngọn lửa căm thù trước tội ác trời không dung đất không tha của giặc. Ông còn thất vọng và bất bình biết mấy trước tình cảnh quân của triều đình bỏ mặc dân, không ra chống giặc.
 
Câu 3: Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết
 
Trả lời:
"Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc họa này"
- "Trang" chỉ người đáng kính trọng. "Trang dẹp loạn" là người có chức trách trước tình cảnh của nước, của dân. Nhưng họ lại: "Nỡ để dân đen mắc nạn này" . Nhà thơ trách cứ triều đình nhà Nguyễn thờ ơ, vô trách nhiệm. Tất cả những điều đó đều nói lên lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Đình Chiểu.